Các Thủ Tục Cưới Hỏi
Lễ Dạm ngõ:
- Đây (gần như) là nghi lễ chính thức đầu tiên (trước cả lễ Hỏi) và cũng là đặc trưng của người Việt. Nhà trai sẽ sang nhà gái xin phép cho đôi trẻ được chính thức tìm hiểu nhau trước khi đến quyết định hôn nhân.
- Ngày nay, việc Dạm ngõ không còn quá nặng nề, có thể bỏ qua hoặc đơn giản hóa nó thành 1 cuộc gặp gỡ nói chuyện thân tình giữa 2 gia đình.

Lễ ăn Hỏi:
- Sau Dạm ngõ, nếu 2 bên vẫn quyết định tiến tới hôn nhân thì lễ Ăn hỏi sẽ được diễn ra. Nghi thức này như 1 thông báo chính thức đến bà con, họ hàng, làng xóm về hôn sự sắp tới.
- Trong lễ Hỏi, 2 gia đình sẽ ấn định luôn ngày cưới chính thức cho đôi trẻ.
- Sau lễ, nhà gái trích 1 phần trong lễ vật nhà trai đưa đến (1 lá trầu, quả cau, gói trà nhỏ hay 1 cáu bánh cốm,...) gói ghém cẩn thận trong giấy hồng để gửi biếu họ hàng, làng xóm thay cho lời báo hỷ. Hoặc tổ chức 1 buổi tiệc nhỏ cho mọi người gọi là tiệc Nhóm họ.
LỄ RƯỚC & ĐÓN DÂU:
------------------------
Lễ Rước dâu (Vu quy):
- Là tên gọi dành riêng cho buổi lễ xuất giá, đưa con gái về nhà chồng của gia đình cô dâu, tổ chức ở tư gia nhà gái với các nghi thức truyền thống như đôi vợ chồng trẻ ra mắt hai họ, thắp hương bàn thờ tổ tiên, bái lạy cha mẹ,...
Lễ Đón dâu (Tân hôn):
- Là buổi lễ của người con trai trong gia đình khi bắt đầu xây dựng cuộc sống hôn nhân. Cũng là nghi thức khi nhà trai đón con dâu mới về gia đình ra mắt ông bà, tổ tiên.
- Được tổ chức tại tư gia nhà trai, với các nghi thức tương tự như ở nhà gái.
LỄ NGƯỜI HOA (LỄ NHỊ HỶ-LỄ DẶM XÀ):
- Được xem như là nghi lễ kết lại của 1 chuỗi các nghi thức truyền thống trong văn hóa hôn nhân của người Việt.
- Sau đám cưới vài ngày, mẹ chồng sẽ chuẩn bị 1 mâm lễ nhỏ để đôi vợ chồng mới cưới về thăm nhà gái. Trước là để con trai mình thăm hỏi, làm tròn bổn phận làm rể với gia đình vợ, sau là để con dâu vơi bớt cảm giác bỡ ngỡ nhớ nhung cha mẹ.
Đính hôn: (Engagement)
- Khi một cô gái nhận lời cầu hôn, tay đeo nhẫn đính hôn của chàng trai, cặp đôi sẽ có 1 buổi tiệc nhỏ xác nhận mối quan hệ của mình và xã hội. Từ người yêu, cả hai sẽ trở thành hôn phu/ hôn thê (vợ/ chồng chưa cưới) của nhau. Thông báo ngầm rằng họ sẽ sớm tiến tới hôn nhân và tổ chức đám cưới trong thời gian tới.
- Đính hôn và Lễ ăn hỏi, dù về bản chất có đôi nét tương đồng, nhưng thực tế khái niệm “Đính hôn” chưa bao giờ xuất hiện trong văn hóa hôn nhân của người Việt và không liên quan gì đến Lễ hỏi.
Lễ nhà thờ:
- Còn được gọi là Thánh lễ Hôn phối, Phép Hôn phối hoặc Bí tích Hôn phối - là lễ cưới được tổ chức trong nhà thờ dành cho cô dâu, chú rể theo Công giáo.
- Đối với người Công giáo thì nghi thức Hôn phối mới là lễ chính thức của đám cưới, còn lễ Gia tiên tổ chức tại tư gia chỉ là nghi lễ truyền thống của người Việt.
Lễ Hằng Thuận:
- Là nghi thức Phật giáo dành cho các Phật tử phát tâm nguyện được tổ chức đám cưới tại chùa (hoặc thiền thiền viện) dưới sự chứng giám của Tam Bảo.